Duy trì là một giai đoạn quan trọng sau khi niềng răng, giúp đảm bảo răng không bị dịch chuyển sai chỉnh nha, và duy trì được kết quả niềng răng lâu dài. Để làm được điều này, bệnh nhân cần sử dụng hàm duy trì. Hiện nay, hàm duy trì cũng có nhiều loại, trong đó hàm duy trì trong suốt đang là sản phẩm được quan tâm nhiều nhất. Trong bài viết này, cùng chúng tôi tìm hiểu những thông tin thú vị về hàm duy trì trong suốt nhé!
Mục lục
Tìm hiểu về hàm duy trì trong suốt
Sau khi hoàn thành giai đoạn điều chỉnh bằng niềng răng, răng sẽ cần thời gian để gắn chặt vào các cấu trúc xương và mô mềm xung quanh. Trong giai đoạn duy trì trong suốt, bác sĩ nha khoa sẽ chỉ định dùng hàm duy trì để giữ cho răng ở trong vị trí mới và ngăn chúng trở lại vị trí cũ.
Hàm duy trì trong suốt được nhiều người quan tâm bởi thiết kế hiện đại, sự tiện lợi và còn nhiều ưu điểm khác nữa.
Khái niệm
Hàm duy trì trong suốt là một loại hàm đặc biệt được sản xuất dưới dạng trong suốt và cá nhân hóa để vừa với hàm và tình trạng răng của mỗi người.
Sau thời gian niềng răng kéo dài từ 1,5 đến 2 năm, răng đã được sắp xếp vào đúng vị trí trên cung hàm và chuẩn khớp cắn. Tuy nhiên, do răng của chúng ta luôn có xu hướng dịch chuyển suốt đời và dịch chuyển về vị trí cũ nên nếu không duy trì đúng cách và đủ thời gian thì răng rất có thể bị xô và sai lệch trở lại.
Chất liệu
Loại này thường được làm bằng chất liệu như acrylic trong suốt hoặc polycarbonate trong suốt. Nhựa trong suốt giúp làm cho retainer trở nên khá mờ và ít nổi bật, giúp người dùng dễ dàng giữ cho nó thẩm mỹ khi đeo. Điều này giúp người dùng cảm thấy thoải mái khi sử dụng hàm duy trì và giúp cho quá trình duy trì diễn ra dễ dàng hơn.
Cơ chế hoạt động
Hàm duy trì trong suốt có cơ chế hoạt động chủ yếu nhằm giữ cho răng ở vị trí đã được nắn chỉnh sau quá trình niềng răng, giúp ngăn ngừa việc răng trở lại vị trí ban đầu trước khi niềng. Dưới đây là cơ chế hoạt động chính của hàm duy trì trong suốt trong niềng răng:
– Giữ vị trí: Sau khi kết thúc quá trình niềng răng, răng của bạn đã được di chuyển vào vị trí mới mà bạn mong muốn. Tuy nhiên, xương và mô mềm xung quanh răng cần thời gian để ổn định và thích nghi với vị trí mới này. Trong giai đoạn này, răng có thể dễ dàng trở lại vị trí ban đầu nếu không được giữ.
– Giữ mô mềm và cố định xương: Hàm duy trì cố định răng ở vị trí mới bằng cách duy trì mô mềm và cố định xương xung quanh răng trong thời gian sau niềng. Mô mềm bao gồm niêm mạc miệng và mô nướu, trong khi xương bao gồm xương hàm và xương cằm. Hàm duy trì tạo áp lực nhẹ nhàng lên răng và vùng xương lân cận để giữ cho chúng ở đúng vị trí, không dịch chuyển.
– Điều chỉnh liên tục: Trong giai đoạn ban đầu sau niềng răng, bạn sẽ phải đeo hàm duy trì hàng ngày. Dần dần, khi răng và mô mềm đã ổn định hơn, bạn có thể giảm số giờ đeo hàm duy trì xuống theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Chi phí hàm duy trì trong suốt
Chi phí hàm duy trì trong suốt cũng là một vấn đề được nhiều người quan tâm và chi phí cũng khá đa dạng. Theo đó, tùy thuộc vào gói niềng, chính sách của nha khoa mà bạn niềng răng chi phí cho hàm duy trì có thể khác nhau.
- Hàm duy trì trong suốt Invisalign:10 triệu đồng/ 3 cặp
- Hàm duy trì trong suốt Vinalign sản xuất tại Việt Nam: 2 triệu đồng/ cặp
Để biết rõ giá hàm duy trì trong suốt, bạn có thể liên hệ tư vấn viên hoặc nhân viên chăm sóc khách hàng của nha khoa mình niềng răng để được giải đáp chi tiết.
Thời gian đeo và cách sử dụng hàm duy trì trong suốt
Việc đeo hàm trong suốt đúng cách và đủ thời gian rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả. Vì vậy, khi sử dụng hàm duy trì, bạn nên tuân thủ đúng những chỉ định của bác sĩ đối với trường hợp răng của mình.
Về thời gian đeo hàm, bác sĩ thường hướng dẫn bệnh nhân đeo liên tục cả ngày đêm trong 6-9 tháng tùy tình trạng răng. Sau thời gian này, bạn có thể được chỉ định giảm thời gian đeo hàm, chỉ cần đeo vào ban đêm để đảm bảo hiệu quả.
Nếu bạn đã niềng răng bằng hàm trong suốt thì việc sử dụng hàm duy trì trong suốt sẽ rất đơn giản. Bạn nên đeo hàm một cách nhẹ nhàng để tránh làm đau răng hoặc xước hàm. Thao tác thực hiện cũng rất đơn giản, tương tự khi đeo hàm trong suốt để niềng răng.
Khi bước vào giai đoạn duy trì, bạn sẽ được bác sĩ hoặc kỹ thuật viên của phòng khám hướng dẫn cách đeo đúng cách và nhanh gọn nên bạn không cần lo lắng quá nhé!
Hỏi đáp: Quên đeo hàm duy trì 1 ngày có sao không?
Cách bảo quản, vệ sinh hàm duy trì trong suốt
Giống như bất cứ loại hàm hay khí cụ nào khác, đều cần có cách bảo quản và vệ sinh đúng cách thì mới bền và đạt hiệu quả tốt được. Theo đó, bạn nên thực hiện những biện pháp sau:
- Rửa sạch bằng nước ấm và xà phòng nhẹ
- Không sử dụng kem đánh răng hay nước súc miệng chứa cồn
- Để trong hộp bảo quản kèm theo khi không đeo
Ngoài ra, trong quá trình sử dụng, không thể tránh khỏi một số vấn đề phát sinh như hàm duy trì bị rách hay nứt, thất lạc… Vậy trong những trường hợp như vậy chúng ta nên làm gì?
- Nếu hàm duy trì bị vỡ hoặc nứt sẽ không còn được đảm bảo tính hiệu quả vì vậy bạn cần được thay mới một cặp hàm duy trì khác. Khi đó, bạn có thể liên hệ đến nơi mình đang niềng răng để được thay hàm mới.
- Nếu bạn vô tình làm mất hàm duy trì thì cũng cần nhanh chóng liên hệ với bác sĩ để được lấy dấu răng làm hàm mới, tuyệt đối không tự ý bỏ qua giai đoạn hoặc sử dụng các loại hàm không rõ nguồn gốc trên thị trường.
- Trong trường hợp hàm duy trì bị ố vàng hay mảng bám bạc do ăn uống hoặc vệ sinh không đúng cách, bạn có thể dùng các loại thuốc tẩy trắng chuyên dùng cho hàm duy trì trong suốt.
- Đôi khi bạn cảm thấy đau hoặc khó chịu do hàm duy trì cọ vào nướu, má, gây nhiệt miệng, bạn có thể sử dụng sáp nha khoa bịt vào vị trí bị xước để hàm không tiếp xúc vào vết thương nữa.
Nhìn chung, cách vệ sinh và bảo quản hàm trong suốt cũng khá dễ dàng, không quá phức tạp, bạn chỉ cần chú ý một chút, cẩn trọng một chút là được.
Đọc thêm: Cần làm gì để tránh bị chạy răng sau niềng?
So sánh hàm duy trì trong suốt với hàm duy trì kim loại tháo lắp
Hàm duy trì trong suốt và hàm duy trì kim loại tháo lắp là hai trong số những loại hàm duy trì được sử dụng nhiều nhất hiện nay. Mỗi loại hàm đều có những ưu và nhược điểm riêng. Cụ thể như sau:
Hàm duy trì trong suốt
– Ưu điểm:
- Tính thẩm mỹ cao vì chất liệu trong suốt
- Không gây cảm giác vướng víu, khó chịu
- Ít gây chảy máu khi tiếp xúc với môi, má
- Dễ dàng tháo lắp khi vệ sinh và ăn uống
- Chất liệu nhựa cao cấp nên không gây kích ứng và rất an toàn với sức khỏe
– Nhược điểm:
- Hàm dễ bị ố vàng nếu không biết cách chăm sóc, vệ sinh đúng cách
- Nếu không cẩn thận dễ làm mất hoặc hỏng nếu vô ý đè vật nặng vào
- Vì có thể tự tháo lắp tại nhà nên yêu cầu người sử dụng cần có tính tự giác đeo đủ thời gian thì mới có hiệu quả, do đó, loại hàm này có thể sẽ không thực sự phù hợp với trẻ nhỏ chưa có ý thức tự đeo hàm.
Hàm duy trì kim loại tháo lắp
Đúng với tên gọi, đây là một dạng hàm duy trì được làm bằng kim loại có tác dụng duy trì, giữ răng tại đúng vị trí sau khi đã kết thúc quá trình nắn chỉnh. Loại hàm này có thiết kế với một đoạn dây cung kim loại ôm sát lấy đoạn răng cửa ở giữa 2 răng nanh. Hàm duy trì kim loại tháo lắp còn gọi là hàm hawley
– Ưu điểm:
- Dễ dàng tháo lắp ngay tại nhà
- Có thể thoải mái ăn nhai, vệ sinh răng miệng
- Có tác dụng với mọi trường hợp chỉnh nha và mọi lứa tuổi
– Nhược điểm:
- Tính thẩm mỹ không cao
- Khả năng tháo lắp vừa là ưu điểm vừa là nhược điểm vì nhiều người thường quên không đeo, nếu thường xuyên diễn ra có thể ảnh hưởng tới kết quả duy trì cuối cùng.
Về chi phí, hàm duy trì trong suốt thường có chi phí cao hơn hàm duy trì kim loại tháo lắp.
Trên đây là những thông tin về hàm duy trì trong suốt – loại hàm duy trì được nhiều người lựa chọn và muốn tìm hiểu trong thời gian gần đây. Dù dùng loại hàm duy trì nào thì việc tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ đều quan trọng như nhau. Bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để lựa chọn được loại hàm duy trì phù hợp với tình trạng răng và nhu cầu của bản thân.